Chlamydia
03:30 10/09/2018
- Chlamydia là một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường quan hệ tình dục.
- Ai cũng có thể bị lây nhiễm chlamydia, nhưng thường thì bệnh xảy ra trên nhóm thanh thiếu nhiên trẻ.
- Phụ nữ trẻ và trong độ tuổi quan hệ tình dục cao nên làm xét nghiệm hàng năm.
- Hầu hết những người bị nhiễm chlamydia không biết về tình trạng bệnh của mình vì người bệnh thường không có triệu chứng gì.
- Người nhiễm Chlamydia có thể lây truyền mầm bệnh cho người khác mà không biết.
- Chlamydia có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách.
- Nếu không được chữa trị, Chlamydia có thể sẽ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
- Một người có thể bị lây nhiễm chlamydia khi quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm. “Quan hệ tình dục” có nghĩa là các quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn, hay âm đạo.
- Phụ nữ mang thai bị bệnh có thể lây truyền chlamydia cho con mình.
Ảnh minh họa
Phần lớn nam giới khi nhiễm chlamydia đều không có triệu chứng gì. Chlamydia có thể có mặt ở niệu đạo, trực tràng, hay hầu họng của người bệnh, và thường không gây ra triệu chứng gì, mặc dù vậy, mầm bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang người khác khi quan hệ tình dục.
Các triệu chứng bệnh, nếu có, thường xuất hiện:
- Dịch tiết từ dương vật
- Tiểu rát, buốt
- Rát hay ngứa xung quanh lỗ sáo (miệng dương vật)
Ảnh minh họa
Hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và làm xét nghiệm tầm soát chlamydia.
Xét nghiệm Chlamydia thao tác rất dễ dàng và không gây đau.
- Cách chắc chắn nhất để bạn phòng ngừa Chlamydia là không quan hệ tình dục, hay chỉ quan hệ tình dục với người không bị nhiễm và người đó cũng chỉ có quan hệ tình dục với một mình bạn.
- Bao cao su, nếu được sử dụng đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục, có thể giúp giảm nguy cơ mắc Chlamydia.
- Rửa cơ quan sinh dục, niệu đạo, hay thụt rửa âm đạo, hậu môn sau khi quan hệ tình dục không giúp ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Ảnh minh họa
Bạn nên làm xét nghiệm chlamydia, nếu:
- Thấy cơ thể mình xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì, hay bạn tình bị nhiễm Chlamydia hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ.
- Nếu bạn là đồng tính nam, song tính, hay nam có quan hệ tình dục với nam và vẫn còn sinh hoạt tình dục, bạn nên làm xét nghiệm Chlamydia định kỳ hàng năm.
- Bạn tình của bạn cũng có thể có nguy cơ bị nhiễm chlamydia.
- Hãy thông báo với bạn tình gần đây nhất của bạn, để người đó có thể đi xét nghiệm và điều trị.
- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày kể từ ngày cả hai người bắt đầu điều trị, để tránh lây nhiễm lại cho nhau.
Được, chlamydia có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh đặc hiệu.
Khi điều trị Chlamydia, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Muốn thực sự hết bệnh, phải sử dụng đủ liều thuốc được kê toa.
- Không được chia sẻ thuốc với người khác, bạn cần sử dụng toàn bộ số thuốc được kê mới khỏi bệnh.
- Nên quay lại gặp bác sĩ, nếu còn triệu chứng sau khi điều trị.
- Khoảng 3 tháng sau khi điều trị, nên làm xét nghiệm lại. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn không chắc chắn bạn tình của mình đã được điều trị khỏi hay chưa.
Có thể, điều trị khỏi hoàn toàn Chlamydia không giúp bạn miễn nhiểm với căn bệnh này.
Bạn vẫn có thể bị lây nhiễm lại Chlamydia từ bạn tình hiện có (nếu họ cũng nhiễm bệnh cùng lúc với bạn và không được điều trị), hoặc từ một bạn tình mới.
Chlamydia hiếm khi gây ra những vấn đề sức khoẻ lâu dài ở nam giới.
Một ít trường hợp, chlamydia có thể làm viêm nhiễm ống dẫn tinh hay viêm mào tinh hoàn, gây biểu hiện đau và sốt. Đôi khi, viêm nhiễm này có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
HÃY BẢO VỆ CHÍNH MÌNH VÀ BẠN TÌNH CỦA MÌNH
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn tình của bạn đang được điều trị Chlamydia.
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn hay bạn tình của bạn phát hiện thấy có bất kỳ triệu chứng gì nghi ngờ nhiễm Chlamydia, như dịch tiết bất thường ở dương vật, hậu môn hay âm đạo.
- Nếu bị nhiễm Chlamydia, hãy làm xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Hãy thông tin cho bạn tình gần đây nhất của mình để họ cũng có thể đi làm xét nghiệm.
- Hãy nói chuyện cở mở và chân thành với bạn tình của mình về bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Bài viết liên quan
-
Các STI phổ biến
-
Rận mu
-
Sùi mào gà
-
Herpes sinh dục
-
Bệnh lậu