Giang mai
02:25 06/09/2018
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn (qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết trầy xước trên da và màng nhầy niêm mạc từ các dịch tiết nhiễm trùng giang mai, qua truyền máu, hoặc bị lây truyền từ mẹ sang con.
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên toàn cầu với khoảng 6 triệu ca bệnh mới mỗi năm. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Da liễu TP.HCM, năm 2015 chỉ có 1.678 bệnh nhân giang mai đến Bệnh viện Da liễu điều trị thì đến năm 2016 có 2.460 bệnh nhân, năm 2017 có 3.366 bệnh nhân và năm 2018 lên đến 5.340 bệnh nhân.
Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn. Bệnh này được gọi là giang mai bẩm sinh, là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây ra thai chết lưu có thể phòng ngừa được trên thế giới, chỉ sau sốt rét. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có tới 1,5 triệu ca giang mai trong thai kỳ mỗi năm.
- Giang mai là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, do xoắn khuẩn giang mai gây ra.
- Bất kỳ ai cũng có thể mắc giang mai.
- Triệu chứng đầu tiên thường là một vết loét hình tròn màu đỏ không đau (thường gọi là săng giang mai), săng giang mai thường xuất hiện ở vị trí mà bạn có tiếp xúc tình dục. Do tính chất không đau và vị trí kín đáo nên săng giang mai thường bị bỏ sót.
- Nhiều người bị nhiễm giang mai mà hoàn toàn không hay biết, vì bản thân họ có thể không có bất kỳ triệu chứng gì. Và họ cũng có thể đã lây truyền giang mai cho người khác mà không biết.
- Rửa cơ quan sinh dục, niệu đạo, hay thụt rửa âm đạo hay hậu môn sau khi quan hệ tình dục không thể giúp ngăn ngừa được giang mai.
- Giang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách.
- Nếu không được điều trị, giang mai có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
- Người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.
- Bạn có thể bị lây nhiễm giang mai khi quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh. “Quan hệ tình dục” có nghĩa là các quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn, hay âm đạo.
- Bạn có thể bị lây nhiễm giang mai khi có tiếp xúc miệng, cơ quan sinh dục, hay một bộ phận khác của cơ thể với sang thương do giang mai trên cơ thể của người mắc bệnh.
- Phụ nữ mang thai bị bệnh có thể lây truyền giang mai cho con mình, cho dù người đó không biết rằng mình đã bị nhiễm.
- Bệnh giang mai có thể lây truyền do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.
Có. Những vết săng giang mai có thể xuất hiện trong miệng hay cơ quan sinh dục, và làm lây nhiễm giang mai dù bạn là người cho hay người nhận trong quan hệ tình dục đường miệng.
Thậm chí khi không thấy săng, bạn vẫn có thể bị lây xoắn khuẩn giang mai khi quan hệ tình dục đường miệng.
Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục đường miệng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm giang mai.
Giang mai có thể gây sự nhầm lẫn/khó hiểu bởi vì có nhiều giai đoạn khác nhau, và chúng có thể bị trùng lặp hoặc xảy ra cùng thời điểm. Các triệu chứng có thể khác nhau ở từng giai đoạn, và chúng có thể sẽ không thường xảy ra theo thứ tự đối với mọi người. Bệnh giang mai có bốn giai đoạn phát triển: nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn, và bùng phát.
- Các triệu chứng ở giai đoạn nguyên phát
Đây là giai đoạn đầu của bệnh giang mai, thường xảy ra vào sau khoảng 3 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc với virus giang mai. Khoảng thời gian trung bình kể từ ngày bị lây nhiễm là 21 ngày, nhưng nó cũng có thể rơi vào khoảng từ 10 đến 90 ngày.
Dấu hiệu ban đầu là những vết loét nhỏ và tròn, được gọi là săng. Một vài vết săng giang mai không gây cảm giác đau, xuất hiện ở cơ quan sinh dục, miệng, hậu môn, hay trực tràng. Các vết săng này thường xuất hiện ở những vị trí cơ thể có tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai khi quan hệ tình dục. Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường miệng, vết săng này có thể xuất hiện ở trong miệng hoặc trên cơ quan sinh dục. Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, săng giang mai có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục hay ở trong vùng hậu môn - trực tràng.
Vết săng không gây đau, do đó rất khó nhận biết trừ khi bạn chủ động tìm vết săng đó. Vết săng xuất hiện kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-6 tuần, và tự lành sau đó. Nếu bạn không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn tiếp theo.
- Các triệu chứng ở giai đoạn thứ phát
Các nốt ban có thể xuất hiện trên bàn tay và bàn chân, hoặc ở các bộ phận cơ thể khác. Hồng ban giang mai thường có màu đỏ hoặc màu nâu và thường không gây ngứa. Các triệu chứng khác ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, đau cơ, đau đầu, rụng tóc, mệt mỏi, giảm cân.
Các triệu chứng này thường tự biến mất kể cả khi không có can thiệp gì. Ở giai đoạn này, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác nên rất khó để phát hiện. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.
- Các triệu chứng ở giai đoạn tiềm ẩn
Ở giai đoạn tiềm ẩn này, cơ thể không xuất hiện triệu chứng nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi có xét nghiệm máu do bác sĩ chỉ định. Ở giai đoạn này, giang mai có thể tiếp tục tiềm ẩn trong nhiều năm.
- Giai đoạn giang mai bùng phát
Giang mai giai đoạn bùng phát thường rất nghiêm trọng. Giai đoạn này thường bắt đầu một thời gian dài (có thể sau nhiều năm) sau khi nhiễm bệnh mà không điều trị, kể cả khi chưa từng ghi nhận triệu chứng bệnh trước đó.
Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm: khó cử động chân, tay, bại liệt, tê cứng, mù, điếc, bệnh tim, rối loạn thần kinh, mất trí nhớ và bệnh tâm thần.
Bạn có thể sẽ không nhận ra mình có đang mắc bệnh giang mai hay không vì bạn hay bạn tình của bạn có thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào mà bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Phần lớn mọi người đều không nhận ra họ bị giang mai – đây chính là một phần của lý do giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.
Dấu hiệu của giang mai có thể rất nhẹ mà bạn không thể nhận ra được chúng. Thỉnh thoảng mọi người sẽ phân vân các triệu chứng của giang mai với những bệnh khác như mụn nhọt hoặc vết phát ban. Các triệu chứng của giang mai đến và đi theo thời gian, nhưng không có nghĩa là nó sẽ biến mất hoàn toàn. Con đường duy nhất để khỏi bệnh giang mai là dùng thuốc để chữa trị. Giang mai sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng nếu bạn không điều trị một cách thích hợp. Nó thường dễ để chữa trị với thuốc kháng sinh khi bạn chữa trị sớm.
Bạn chỉ có thể chắc chắn mình mắc bệnh giang mai nếu bạn đi xét nghiệm. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có khả năng mắc bệnh giang mai, thì điều quan trọng là đừng trì hoãn việc xét nghiệm nữa để bạn có thể bắt đầu điều trị nếu cần và không truyền bệnh cho bất kỳ ai khác. Hãy gặp bác sĩ để xin chỉ định xét nghiệm máu chẩn đoán giang mai. Xét nghiệm máu là cách duy nhất và chính xác nhất để chẩn đoán bạn có bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai hay không.
Bạn nên làm xét nghiệm giang mai ngay, nếu:
- Bạn có các triệu chứng như vết săng hình tròn không đau xuất hiện trên cơ quan sinh dục hoặc trong miệng.
- Bạn tình của bạn bị nhiễm giang mai hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm giang mai, cho dù bạn không thấy bản thân có xuất hiện triệu chứng.
- Những ai đã có quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hay bộ phận sinh dục với bạn tình đã từng bị chẩn đoán mắc giang mai cũng nên đi khám.
- Tất cả phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai nên làm xét nghiệm giang mai.
- Tất cả những người phụ nữ có con bị chết non sau 20 tuần mang thai cũng nên đi xét nghiệm giang mai.
- Những người có đời sống tình dục cao cũng nên trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ tiềm tàng và xem liệu họ có cần xét nghiệm giang mai hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác không.
- Bạn đang mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
- Là nam giới hoạt động tình dục thường xuyên với nam giới
- Bạn đang bị HIV và có hoạt động tình dục thường xuyên
- Đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) để ngăn ngừa HIV.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2016 có khoảng 661,000 tổng số ca mắc bệnh giang mai bẩm sinh, dẫn đến hơn 200,000 thai chết lưu và tử vong sơ sinh.
Phụ nữ mang thai nên được coi là một nhóm riêng biệt, cần có sự giám sát chặt chẽ, đặc biệt là để phát hiện khả năng có thể bị tái phát sau khi đã được điều trị. Điều trị cho bạn tình của họ cũng quan trọng không kém.
Khi bạn đang mang thai và mắc bệnh giang mai, thai nhi của bạn cũng sẽ bị lây nhiễm bệnh. Đứa trẻ lúc mới sinh cũng sẽ nhẹ cân hơn so với bình thường. Người mẹ mang thai cũng dễ sinh nở sớm hơn hoặc đứa con sẽ bị chết non. Để bảo vệ đứa trẻ, người mẹ cần kiểm tra bệnh giang mai ít nhất là một lần trong khi đang mang thai, và cần có phương hướng điều trị ngay lập tức nếu dương tính với căn bệnh này.
Đứa trẻ bị lây truyền giang mai có thể sẽ không có dấu hiệu hay triệu chứng mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đứa trẻ có thể phát triển những vấn đề nghiêm trọng trong vài tuần sau đó. Chúng cũng có thể mắc các vấn đề về sức khỏe như đục thủy tinh thể, điếc, hay động kinh, và có thể tử vong.
Được, bệnh giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh đặc hiệu.
Đối với bệnh giang mai bẩm sinh sớm, triệu chứng của nó là trẻ bị phỏng nước ở lòng bàn tay và bàn chân, da sần và phồng lên, bên trong nước có xoắn trùng. Trong trường hợp này, trẻ có thể được điều trị bằng một mũi tiêm bằng kháng sinh penicillin.
Với giang mai bẩm sinh muộn, thì cần phải tiêm nhiều liều hơn, thường là 3 liều penicilin cách tuần, để điều trị triệt để bệnh giang mai.
Bạn cần đảm bảo điều trị đủ liều và tuân thủ lịch tái khám đề đảm bào trị khỏi hoàn toàn bệnh giang mai.
Sau khi đã được điều trị một cách thích hợp, bệnh giang mai sẽ không bị tái phát. Tuy nhiên, mắc bệnh giang mai 1 lần không có nghĩa là bạn sẽ không bị mắc lại lần nữa. Kể cả khi đã điều trị thành công, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm.
Bởi vì các vết săng có thể bị ‘ẩn giấu’ trong âm đạo, trực tràng hoặc trong miệng, nên bạn hoàn toàn có thể bị tái nhiễm bệnh giang mai mặc dù đã điều trị khỏi hoàn toàn. Lúc này, bạn có thể bị lây nhiễm lại xoắn khuẩn giang mai từ bạn tình hiện có (nếu họ cũng nhiễm bệnh cùng lúc với bạn và không được điều trị), hoặc từ một bạn tình mới.
- Bạn tình của bạn cũng có thể bị nhiễm giang mai
- Hãy thông báo với bạn tình gần đây nhất của bạn, để họ cũng có thể đi xét nghiệm và điều trị.
- Trong thời gian điều trị, cả hai nên tránh quan hệ tình dục, nhất là quan hệ tình dục không bảo vệ, để tránh lây nhiễm lại cho nhau.
- Tránh quan hệ tình dục với bất kỳ ai có những vết săng bất thường.
-
Xoắn khuẩn giang mai sẽ lưu trú trong cơ thể nếu như không được điều trị.
- Xoắn khuẩn giang mai có thể làm viêm màng não, động kinh, đột quỵ, tổn thương tim, não, mắt và các cơ quan nội tạng. Những sự tổn thương này thường không xuất hiện rõ ràng trong nhiều năm, và có thể dẫn đến bại liệt, tàn tật, tử vong.
- Giang mai có thể gây ra các rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, hưng cảm, thay đổi tính cách, mê sảng và mất trí nhớ.
- Người bệnh dễ bị mắc các bệnh lây truyền khác.
- Người bị nhiễm giang mai mà không được điều trị có thể truyền bệnh cho người khác.
Tất cả những người mắc bệnh giang mai nên được khuyến khích đi khám xét nghiệm HIV vì tần suất nhiễm trùng kép là rất cao và ý nghĩa của nó đối với việc đánh giá và quản lý lâm sàng. Bệnh giang mai thần kinh (neurosyphilis) nên được xem xét trong chẩn đoán phân biệt bệnh thần kinh ở người nhiễm HIV. Trong trường hợp bị giang mai bẩm sinh, người mẹ nên được khuyến khích đi khám xét nghiệm HIV; nếu xét nghiệm của người mẹ là dương tính, trẻ sơ sinh nên được khám để theo dõi.
Giới thiệu liệu pháp điều trị sớm cho bệnh nhân nhiễm HIV bị giang mai cũng giống như việc giới thiệu cho bệnh nhân nhiễm HIV. Tuy nhiên, một số cơ quan chức năng khuyên nên kiểm tra dịch não tủy (CSF) và/hoặc điều trị chuyên sâu hơn bằng chế độ phù hợp với tất cả các bệnh nhân bị nhiễm trùng xoắn khuẩn giang mai và HIV, bất kể đang ở giai đoạn lâm sàng nào của bệnh giang mai. Trong mọi trường hợp, theo dõi cẩn thận là điều cần thiết để đảm bảo người bệnh được điều trị đầy đủ.
- Cách chắc chắn nhất để bạn phòng ngừa lây nhiễm giang mai là không quan hệ tình dục, hoặc hạn chế số lượng bạn tình để giảm nguy cơ quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai, bạn chỉ nên quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất không bị nhiễm bệnh và người đó cũng chỉ có quan hệ tình dục với một mình bạn.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, màng chắn miệng (dental dams) khi quan hệ tình dục bằng miệng và chất bôi trơn gốc nước. Bao cao su và màng chắn miệng là cách tốt nhất để chống lại bệnh giang mai và một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể bảo vệ được ở những vùng được che chắn. Những vùng không có bao cao su bảo vệ vẫn có thể bị lây nhiễm.
- Tránh quan hệ tình dục với người bị viêm loét hoặc đau ở bộ phận sinh dục.
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) thường xuyên.
- Tránh lạm dụng bia rượu và chất kích thích vì chúng làm bạn dễ mất kiểm soát dẫn đến làm tăng nguy cơ lây nhiễm giang mai.
Một người mắc bệnh giang mai không nên quan hệ tình dục cho đến 5 ngày sau khi điều trị kết thúc hoặc cho đến khi các triệu chứng đã hoàn toàn hết (tùy theo thời gian nào dài hơn). Đối tác tình dục của người được chẩn đoán mắc bệnh giang mai nên được thông báo, điều trị và xét nghiệm.
Tất cả phụ nữ nên làm xét nghiệm giang mai trong 12 tuần đầu của thai kỳ hoặc ở lần khám thai đầu tiên. Điều trị bệnh giang mai sớm trong khi mang thai sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh giang mai ở thai nhi vì khi càng được điều trị sớm thì em bé sẽ càng có ít nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh giang mai.
HÃY BẢO VỆ CHÍNH BẠN VÀ BẠN TÌNH CỦA BẠN
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn tình của bạn đang được điều trị giang mai. Cả bạn và bạn tình của bạn đều cần được chẩn đoán và điều trị giang mai kịp thời.
- Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu bạn hoặc bạn tình của bạn thấy có xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì, như vết săng đỏ không đau. Kể cả khi không có triệu chứng, đừng ngần ngại làm xét nghiệm giang mai định kỳ, mỗi năm một lần.
- Nếu bị nhiễm giang mai, bạn cần làm thêm các xét nghiệm để tìm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Hãy nhớ thông tin cho bạn tình gần đây nhất của bạn về việc bạn bị nhiễm, để họ cũng có thể đi làm xét nghiệm. Hãy cùng bạn tình của mình trao đổi một cách cởi mở và chân thành nhất về giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Áp dụng các cách thực hành tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như bạn tình của bạn.
Nguồn: Centers for Disease Control and Prevention
- Bài viết liên quan
-
Các STI phổ biến
-
Chlamydia
-
Rận mu
-
Sùi mào gà
-
Herpes sinh dục