Viêm gan C

02:33 06/09/2018

Viêm gan C  (HCV) là bệnh nhiễm trùng ở gan do vi rút viêm gan siêu vi C gây ra. Viêm gan C có thể xuất hiện với triệu chứng nhẹ, diễn ra trong vài tuần hoặc các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài suốt đời. Viêm gan C thường có giai đoạn “cấp tính”, nghĩa là mới lây nhiễm hoặc “mãn tính”, nghĩa là lây nhiễm kéo dài.

Viêm gan C cấp tính xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu sau khi một người tiếp xúc với vi rút viêm gan C. Viêm gan C có thể chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên đối với đa số mọi người, việc nhiễm khuẩn cấp tính sẽ phát triển thành nhiễm khuẩn mãn tính.

Viêm gan C mãn tính, nếu không được chữa trị, có thể kéo dài cả đời và dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong.

Khoảng 75% –85% người sẽ phát triển thành nhiễm trùng mãn tính khi bị nhiễm virus viêm gan C.

Có, khoảng 15% –25% những người bị nhiễm viêm gan C sẽ tự đào thải vi rút khỏi cơ thể mà không cần điều trị và không phát triển thành nhiễm trùng mãn tính. Các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn hiểu tại sao điều này lại xảy ra đối với một số người.

Viêm gan C thường lây lan khi máu từ người nhiễm vi rút xâm nhập vào cơ thể của người không nhiễm. Ngày nay, phần lớn những người bị nhiễm viêm gan C là do dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ để tiêm chích ma túy . Trước năm 1992, viêm gan C cũng thường lây lan qua việc truyền máu và cấy ghép nội tạng.

Sau đó, việc sàng lọc rộng rãi nguồn máu dự phòng đã giúp loại bỏ hầu hết nguồn lây nhiễm này.

Mọi người có thể bị nhiễm vi rút viêm gan C thông qua các hoạt động như:

  • Phơi nhiễm với máu và các sản phẩm máu bị nhiễm viêm gan C, nếu máu không được xét nghiệm trước.
  • Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy Tiêm chích ma túy là một trong những nguyên nhân chính làm lây nhiễm virus viêm gan C. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C ở những người tiêm chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm cao gấp 4 lần so với virus HIV. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, tỷ lệ mắc viêm gan C ở những người này là rất cao, lên đến 90%.
  • Sử dụng thiết bị y tế không sạch hoặc đã qua sử dụng như bơm kim tiêm đã được sử dụng để tiêm thuốc.
  • Lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh con: Nhiều nghiên cứu về con đường lây nhiễm virus HCV từ mẹ sang con cũng đã được thực hiện. Kết quả chỉ ra rằng, virus viêm gan C không lây trong lúc mang thai mà chỉ lây trong quá trình sinh nở, nhưng tỷ lệ này cũng rất thấp (<5%). Viêm gan C cũng không lây qua việc cho con bú, tuy nhiên các bà mẹ mắc viêm gan C vẫn được khuyến cáo trường hợp núm vú bị trầy xước thì không nên cho con bú trực tiếp vì có thể lây truyền bệnh sang con.

Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như:

Dùng chung các các vật dụng cá nhân có thể tiếp xúc với máu của người khác, như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng.

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Virus viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục, nhưng tỷ lệ rất thấp. Khả năng nhiễm HCV qua đường này tăng cao khi 1 trong 2 người có nhiều bạn tình hoặc 1 trong 2 mắc thêm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như giang mai, lậu , HIV ,…
  • Xăm hình hoặc xỏ khuyên tại những cơ sở không đảm bảo: Lây nhiễm vi rút viêm gan C (và các bệnh lây truyền khác) có thể xảy ra khi các biện pháp khử trùng và kiểm soát lây nhiễm được thực hiện sơ sài, không đúng cách trong quá trình xăm mình hoặc xỏ khuyên.

 

  • Dùng chung nhà vệ sinh.
  • Dùng chung ly tách, chén bát, muỗng nĩa.
  • Ho, hắt hơi, hôn hít hoặc ôm ấp.
  • Bơi lội tại hồ bơi.
  • Muỗi chích hoặc côn trùng cắn đốt.

Câu trả lời là có. Nếu bạn đã từng nhiễm viêm gan siêu vi C và cơ thể tự loại bỏ vi rút này, hoặc nếu bạn đã được điều trị thành công, bạn vẫn có khả năng bị lây nhiễm trở lại.

                                    

Có, nhưng nguy cơ lây nhiễm từ quan hệ tình dục được cho là thấp. Nguy cơ này gia tăng đối với những người có nhiều bạn tình, có bệnh lây truyền qua đường tình dục, có quan hệ tình dục thô bạo hoặc có nhiễm HIV.

 

Viêm gan C cấp tính

Một số người có nguy cơ cao lây, nhiễm viêm gan C, gồm:

  • Những người đã và/hoặc đang sử dụng ma túy, bao gồm những người chỉ tiêm chích một lần
  • Những người có tiếp xúc với vi rút viêm gan C, như nhân viên y tế sau khi bị chích bởi kim tiêm có dính máu từ người nhiễm viêm gan C; người nhận máu hoặc nhận tạng từ người hiến máu/tạng có xét nghiệm dương tính với viêm gan C
  • Người nhiễm HIV
  • Trẻ em sinh ra từ mẹ có nhiễm viêm gan C
  • Tù nhân
  • Những người được xỏ khuyên hoặc xăm mình bằng các dụng cụ không được khử trùng.

Người mới nhiễm viêm gan C cấp tính thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, chán ăn

Đây là dấu hiệu khá phổ biến ở người bệnh viêm gan C. Người bệnh có triệu chứng này là do virus viêm gan C tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch từ đó khiến cho người bệnh mệt mỏi, lười hoạt động, ngại di chuyển ngay cả khi nằm.

Gan và hệ thống tiêu hóa có quan hệ khá mật thiết, thực phẩm sau khi hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, sẽ được gan chuyển hóa và dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy khi nhiễm viêm gan C người bệnh có thể bị chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu.

  • Sốt nhẹ

Sốt nhẹ cũng là một trong các biểu hiện viêm gan C, triệu chứng sốt này có thể kéo dài hoặc xảy ra theo từng cơn. Thông thường, người bệnh khá lơ là khi có dấu hiệu này vì nghĩ chỉ do thời tiết hoặc cảm mạo bình thường.

  • Vàng mắt, vàng da

Ở giai đoạn sơ khởi (giai đoạn đầu), triệu chứng này rất ít xuất hiện.

Nguyên nhân của triệu chứng vàng da, vàng mắt là do virus viêm gan C làm cho hoạt động của gan bị trì trệ, ảnh hưởng đến khả năng lọc thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, từ đó khiến cho nồng độ billirubin trong máu tăng cao gây hiện tượng vàng mắt, vàng da ở người bệnh.

  • Đau tức hạ sườn phải

Hạ sườn phải là vị trí lá gan. Tuy nhiên, gan lại không có dây thần kinh cảm giác, chính vì vậy, triệu chứng đau tức hạ sườn phải thường chỉ xuất hiện khi người bệnh viêm gan C đã bước vào giai đoạn nặng, gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, bị sưng lên, vỏ bao gan bị kéo căng ra, bệnh nhân mới cảm thấy những cơn đau tức hoặc khó chịu ở vùng dưới sườn phải.

  • Một số dấu hiệu khác

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể có một số dấu hiệu viêm gan C khác, như: đau nhức cơ bắp, da mẩn ngứa, khó chịu. buồn nôn, đau dạ dày, sụt cân, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu,…

Triệu chứng viêm gan C ở mỗi người bệnh một khác. Có những người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng cực kỳ mờ nhạt, không đủ để nhận biết. Thực tế, nhiều trường hợp mắc bệnh nhiều năm mà không hề biết.

Hầu hết những người nhiễm viêm gan C mãn tính không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ có các triệu chứng thông thường như mệt mỏi kéo dài và trầm cảm. Cuối cùng, bệnh phát triển thành mãn tính, có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm xơ gan và ung thư gan. Bệnh gan mãn tính ở những người nhiễm viêm gan C thường xảy ra chậm, không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, trong vòng nhiều năm.

Viêm gan C mãn tính có thể là một căn bệnh nghiêm trọng dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm tổn thương gan, suy gan, ung thư gan hoặc thậm chí tử vong. Đây là nguyên nhân chính gây xơ gan và ung thư gan và là lý do phổ biến nhất cho các ca cấy ghép gan tại Hoa Kỳ. Có 18.153 ca tử vong liên quan đến viêm gan siêu vi C tại Hoa Kỳ vào năm 2016, con số này trên thế giới thực chất còn lớn hơn nhiều.

Trong số 100 người nhiễm vi rút viêm gan C:

  • 75-85 người sẽ phát triển thành nhiễm trùng mãn tính
  • 10-20 người sẽ phát triển xơ gan trong 20-30 năm

Trong số 100 người nhiễm viêm gan C và bị xơ gan, mỗi năm trôi qua:

  • 3-6 người sẽ bị suy gan
  • 1-5 người sẽ phát triển ung thư gan

Nguy cơ phát triển thành xơ gan sẽ cao hơn nếu bạn là nam giới, ở độ tuổi từ 50 trở lên, thường xuyên uống rượu, bia, có gan nhiễm mỡ, nhiễm viêm gan B, đồng nhiễm HIV hoặc uống các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi C là cách duy nhất để biết một người có bị nhiễm viêm gan C hay không?

Có ba xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiễm viêm gan C.

Xét nghiệm kháng thể viêm gan C:

  • Nếu một người bị nhiễm viêm gan C, cơ thể sẽ phát triển kháng thể để có thể cố gắng chống lại virut. Chúng có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu. Đó là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện để kiểm tra nhiễm viêm gan C.
  • Xét nghiệm kháng thể dương tính chỉ có nghĩa là người đó đã bị nhiễm viêm gan C trong quá khứ.
  • Ở những người có khả năng loại bỏ được sự lây nhiễm thì kháng thể vẫn sẽ duy trì dương tính trong suốt cuộc đời của họ.
  • Người có xét nghiệm kháng thể dương tính cần phải được xét nghiệm với các xét nghiệm khác để kiểm tra nếu người đó vẫn bị nhiễm bệnh.

Xét nghiệm tải lượng vi rút viêm gan C

  • Xét nghiệm tải lượng vi rút viêm gan C là xét nghiệm để phát hiện vi rút gây bệnh và thậm chí có thể đếm được có bao nhiêu virut trong máu.
  • Nếu không được điều trị, lượng vi rút viêm gan C trong máu thường cao, đặc biệt ở những người đồng nhiễm HIV.
  • Nếu xét nghiệm âm tính, điều đó có nghĩa là người đó không còn virut gây bệnh.

Xét nghiệm kiểu gen viêm gan C:

Xét nghiệm kiểu gen viêm gan C là xét nghiệm kiểu gen của virut viêm gan C mà người đó có. Có 6 kiểu gen virut viêm gan C khác nhau: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Điểm khác biệt chính của các kiểu gen này là một số loại dễ chữa trị hơn số khác. Ví dụ, kiểu gen 2 và 3 dễ chữa khỏi hơn, nhưng kiểu gen 1, 4, 5, 6 thường có đáp ứng kém với điều trị.

Người đã và/hoặc đang tiêm chích ma túy, kể cả những người chỉ tiêm chích một lần

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong thời gian dài

Những người biết có tiếp xúc với vi rút viêm gan C, như nhân viên y tế hoặc nhân viên cộng đồng nếu bị chọc bởi kim tiêm dính máu từ người nhiễm viêm gan C; người tiếp nhận máu hoặc nội tạng từ người hiến máu/tạng xét nghiệm dương tính với HCV.

Người nhiễm HIV

Trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan C

Các tù nhân

Những người sử dụng ma túy nói chung

Những người xăm mình ở các cơ sở không đảm bảo

Cách điều trị viêm gan C cấp tính

Không có phương pháp để điều trị viêm gan C cấp tính. Người bị nhiễm viêm gan C cấp tính nên được bác sĩ theo dõi và chỉ được xem xét điều trị nếu nhiễm trùng vẫn tiếp diễn và phát triển thành nhiễm trùng mãn tính.

Cách điều trị viêm gan C mãn tính

Có một số loại thuốc để điều trị viêm gan C mãn tính. Các phương pháp điều trị viêm gan C đã có hiệu quả hơn trong những năm gần đây. Phương pháp điều trị hiện tại thường chỉ mất từ 8 đến 12 tuần điều trị bằng uống thuốc và điều trị thành công trên 90% với ít tác dụng phụ. Việc người bệnh được chữa khỏi bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Kiểu gen viêm gan C. Các kiểu gen 2 và 3 đáp ứng điều trị tốt hơn.
  • Tình trạng HIV và tình trạng hệ thống miễn dịch. Người nhiễm HIV, đặc biệt nếu họ có CD4 thấp, thì cơ hội khỏi bệnh viêm gan sẽ thấp hơn.
  • Tải lượng virut viêm gan C. Người có tải lượng virut viêm gan C cao sẽ có cơ hội điều trị khỏi bệnh thấp hơn.
  • Tuổi của bệnh. Bệnh nhân lớn tuổi có cơ hội điều trị khỏi bệnh thấp hơn.
  • Việc điều trị kiên định: Tuân thủ liều lượng, uống thuốc đúng giờ là quan trọng.

Mọi người cần kiểm tra sức khỏe cẩn thận và thực hiện các xét nghiệm máu và gan trước khi bắt đầu điều trị. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Các xét nghiệm độ viêm của gan và chức năng gan (AST, ALT, album, xét nghiệm đông máu)
  • Kiểu gen viêm gan C
  • Xét nghiệm Fibroscan hoặc sinh thiết gan
  • Xét nghiệm mang thai.

 Hiện nay, người ta sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh Viêm gan C. Tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc, Chăm sóc và Điều trị viêm gan C do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành tháng 04/2016 khuyến cáo sử dụng các thuốc kháng vi rút trực tiếp (Direct acting antivirals - viết tắt là DAA) trong điều trị. Các thuốc này có tỷ lệ điều trị khỏi trên 90%, ít độc tính và thời gian điều trị ngắn hơn nhiều so với các loại thuốc trước đây (chỉ còn12 - 24 tuần tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân). Một số thuốc DAA đã được nhượng quyền sản xuất tại Ấn Độ với giá thành rẻ hơn so với thuốc gốc.

Đầu tiên, những người nhiễm viêm gan C mãn tính nên chia sẻ với bác sĩ về phương pháp điều trị, ngay cả khi họ đã được từng điều trị viêm gan C trước đây. Đối với những người bị xơ gan, nguy cơ ung thư gan vẫn có thể xảy ra ngay cả sau khi viêm gan C đã được điều trị thành công. Người nhiễm viêm gan C mãn tính và bị xơ gan (ngay cả khi đã điều trị viêm gan C thành công) cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên và được tiêm chủng dự phòng viêm gan A và viêm gan B. Người nhiễm viêm gan C mãn tính nên hạn chế uống rượu, bia vì rượu, bia có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng hơn. Họ cũng nên tham khảo với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, thảo dược, hoặc thực phẩm chức năng nào, vì chúng có khả năng làm tổn thương gan.

Có, một người có thể vừa nhiễm HIV, vừa nhiễm viêm gan C. Tình trạng này được gọi là "đồng nhiễm".

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra loại vaccine đặc hiệu giúp phòng tránh viêm gan C. Do đó, cách phòng tránh tốt nhất chính là việc thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh.

  • Không dùng chung kim tiêm, dao cạo, bàn chải đánh răng, kìm bấm móng,… hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu.
  • Chỉ nên xăm mình, xỏ khuyên, châm cứu,… tại những địa điểm uy tín với dụng cụ bảo đảm vô trùng.
  • Băng bó các vết thương hở để đề phòng tiếp xúc với máu của người bệnh.
  • Không chạm trực tiếp vào máu hoặc chất dịch của người khác nếu không có dụng cụ bảo vệ.
  • Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vệ sinh cẩn thận các dụng cụ tình dục. Bệnh nhân nữ bị viêm gan C không nên quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt để tránh lây bệnh cho bạn tình.
  • Trường hợp vợ chồng trước khi quyết định có con cần kiểm tra xác định có ai nhiễm viêm gan C không. Trong quá trình mang thai, người mẹ cũng cần thường xuyên thăm khám.